HLV Kim Sang Sik ‘hưởng lợi’ từ HLV Troussier 

Kế hoạch trẻ hóa của HLV Troussier chưa thấy hiệu quả ngay lập tức nhưng đã tạo dựng cơ sở vững chắc cho HLV Kim Sang Sik, với nhiều cầu thủ trẻ hứa hẹn, phù hợp với triển vọng chuyên môn và kế hoạch phát triển ở đỉnh cao, thể hiện tinh thần hợp tác với 123b.

Tiền vệ trẻ Văn Khang trong màu áo ĐT Việt Nam

Khi bóng đá Việt Nam thăng hoa nhất, những nhà hoạch định sách lược cho nền bóng đá vẫn đau đáu xây dựng đội ngũ mới cho đội tuyển. Họ tin rằng, World Cup là tầm nhìn dài hạn và sẽ được thực hiện bởi một lứa cầu thủ mới vốn bước vào độ chín trong thời gian tới đây.

Có lẽ tư duy về việc khơi nguồn nhân lực cho tương lai đã thôi thúc ông Troussier trẻ hoá đội tuyển một cách toàn diện và nhanh chóng. Nhưng sự dứt khoát ấy đã không mang đến hiệu quả ngay tức thì và đẩy đội tuyển vào giai đoạn xáo trộn, suy giảm sức mạnh. Sự thiếu linh hoạt đã dẫn đến tình trạng, măng chưa mọc thì tre đã mất đi động lực chiến đấu. Thất bại của đội tuyển khiến ông thầy người Pháp phải trả một cái giá đắt là chính chiếc ghế của mình. Tuy nhiên, nó cũng mang đến những bài học kinh nghiệm quý báu về cách tạo nguồn nhân lực, cách đào tạo và thúc đẩy những người trẻ phát triển, gánh vác sứ mệnh nền bóng đá.

Nhắc đến kế hoạch làm mới đội tuyển của ông Troussier không phải để bi quan về chiến dịch tạo nguồn nhân lực cho đội tuyển, cho tương lai của nền bóng đá. Xu thế trẻ hoá là không thể xoay chuyển. Đào tạo nhân lực, chú trọng đến những tài năng trẻ là yêu cầu bắt cho cho sự phát triển. Chúng ta phải đầu tư có trọng điểm cho các lứa trẻ để họ có thể tiếp cận được thứ bóng đá ở trình độ cao thì mới mong hội nhập với những sân chơi lớn.

Một nền bóng đá không thể thành công với chỉ một lứa cầu thủ dù tài năng và thiện chiến đến đâu. Thất bại của ĐT Việt Nam ở hai kỳ AFF Cup gần nhất và đặc biệt là vòng loại World Cup vừa qua cho thấy giới hạn của một đội hình. Chúng ta vẫn có những cầu thủ giỏi, có phong độ cao nhưng lại mất đi yếu tố bất ngờ, sự mới mẻ ở thời điểm quyết định. Đối thủ cũng không ngừng lớn mạnh và một khi ĐT Việt Nam không duy trì được sức mạnh vốn có thì lập tức họ sẽ vươn lên.

Lúc này, ĐT Việt Nam phải nhận nhiệm vụ trở lại với ngôi vị cao nhất. Nhưng nhiệm vụ ấy phải được thực hiện một cách đồng bộ với nhiều giải pháp theo một định hướng ổn định, lâu dài chứ không chỉ gói gọn trong một giải đấu, thậm chí là một trận đấu với đối thủ lớn nhất. Những đội tuyển trẻ như U23, thậm chí cả U19, U17 phải được định hướng theo tầm nhìn của đội tuyển. Cọ xát thường xuyên, tập trung thường xuyên và được giao cho những ông thầy tốt trong sự đồng bộ về tư duy chiến thuật là cách chúng ta khơi nguồn nguyên khí cho đội tuyển sau này.

Tổng kết

Bài viết tinh thần tích cực về việc tái tạo và trẻ hoá đội tuyển bóng đá Việt Nam, nhấn mạnh vào việc đầu tư vào việc phát triển nguồn nhân lực trẻ dựa trên tư duy chiến thuật đồng bộ. Đội tuyển cần sự ổn định và định hướng dài hạn từ các nhà quản lý, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên sân chơi quốc tế.

Tắt [X]
123B