123b – EURO 2024 chứng kiến sự hạn chế của các tiền đạo, khi chưa có ai ghi quá 3 bàn thắng tính đến hết vòng bán kết. VAR là một trong những “thủ phạm” dẫn đến tình trạng này và nó còn gây ra rất nhiều tranh cãi khác.
Ở VCK EURO 2024, LĐBĐ châu Âu (UEFA) đã cố gắng cải thiện công nghệ VAR (trọng tài video) bằng cách tích hợp với công nghệ AI. Họ kỳ vọng nhờ sự can thiệp của khoa học, chất lượng giải đấu trên đất Đức sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, trái với sự kỳ vọng, VAR mang đến rất nhiều rắc rối.
Hãy nghe nói về VAR sau khi đội nhà bị người Anh loại ở vòng bán kết EURO 2024: “VAR là thứ rác rưởi. Bóng đá đang bị hủy hoại bởi sự can thiệp ngớ ngẩn của công nghệ. Tôi vô cùng thất vọng, khi trọng tài thổi phạt quá dễ dàng cho những tình huống không phải là phạm lỗi!”.
Sở dĩ Koeman bức xúc bởi ở trận đấu này, trọng tài Felix Zwayer đã cho “Tam sư” hưởng penalty ở đầu hiệp 1, sau khi nỗ lực phòng ngự của hậu vệ Denzel Dumfries trước Harry Kane trong vòng cấm địa của đội nhà. “Đó không thể tính là một pha phạm lỗi kê chân. Ý định của Denzel chỉ là cố cản đối phương sút bóng. Sau đó chân của cậu ấy và Kane va vào nhau”, HLV Koeman phân tích.
Trong tình huống nhạy cảm này, trọng tài Zwayer lúc đầu không có ý định thổi phạt. Nhưng sau khi bị tác động và tham khảo VAR, ông quyết định cho đội bóng của HLV Gareth Southgate được hưởng phạt đền, để rồi chính “nạn nhân” Kane thực hiện thành công cú sút 11 mét để san bằng cách biệt cho ĐT Anh – bước ngoặt dẫn đến việc Hà Lan thua ngược 1-2. “Trọng tài có vẻ như đã bị… điều khiển từ xa”, Koeman kết luận.
VAR đã và đang thách thức sự kiên nhẫn và phản bội niềm tin của các HLV và cầu thủ. Suốt từ đầu EURO 2024 đến giờ, rất nhiều quyết định của VAR đã dẫn đến sự bức xúc. Chẳng hạn như ở trận thua 0-2 của Đan Mạch trước chủ nhà Đức tại vòng 1/8, HLV Kasper Hjulmand của đội bóng đến từ quốc gia Bắc Âu đã than thở: “Đó không phải là những điều mà bóng đá nên thấy. Với tôi, VAR giống như là một cú lừa!”.
Ông Hjulmand có lý do để bức xúc. Trong trận đấu này, Đan Mạch bị từ chối 1 bàn thắng ở đầu hiệp 2, sau khi VAR xác nhận cầu thủ của đội bóng Bắc Âu đã rơi vào thế việt vị. Rồi ngay sau đó, VAR lại xác nhận bóng đã chạm tay của hậu vệ Joachim Andersen và cho ĐT Đức hưởng phạt đền. Nhờ vậy, “cỗ xe tăng” mới vượt lên dẫn trước sau cú sút penalty chính xác của tiền đạo Kai Havertz.
Đức tuy được hưởng lợi từ VAR ở trận đấu với Đan Mạch, nhưng vẫn trách “trọng tài video” sau khi họ . Tình huống khiến đội chủ nhà bức xúc diễn ra ở hiệp phụ. Phút 106, Jamal Musiala tung ra cú dứt điểm, bóng đã đập rất mạnh vào tay của Cucurella trong vòng cấm địa. Nhưng trọng tài Anthony Taylor không thổi phạt đền, thậm chí ông kiên quyết không tham khảo VAR.
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ thì vẫn do con người điều khiển. Vì thế việc áp dụng VAR vào bóng đá chưa chắc đã giúp bóng đá trở nên “sạch” và công bằng hơn. Không những vậy, nó còn cắt vụn trận đấu, làm giảm tính bất ngờ cũng như số bàn thắng ở các giải đấu. Chính bởi VAR, tại EURO 2024, chưa có cầu thủ nào ghi quá 3 bàn tính đến hết vòng bán kết. Xin nhắc lại rằng, kỳ EURO này chứng kiến một kỷ lục hiếm thấy, khi tiền đạo Romelu Lukaku của ĐT Bỉ 3 lần bị VAR từ chối bàn thắng.
Có lẽ UEFA cũng nên cân nhắc xem có cần thiết phải áp dụng công nghệ VAR vào bóng đá hay không!