123b – “Bạn đi tìm hành khúc người chiến thắng, tôi đi tìm nước mắt kẻ chiến bại. Bóng đá là nơi đàn ông khóc nhiều nhất trên đời”, Andrea Pirlo nói thế. Nhưng tại sao?
Đôi mắt nhỏ, giọng nói run rẩy, Julian Nagelsmann xuất hiện như thế trước báo giới một ngày sau khi đội tuyển Đức bị loại. Anh kể rằng nhiều cầu thủ của mình cũng đã khóc và ngay cả khi rời trại tập huấn, họ cũng khóc. Khi chia sẻ những điều này, giọng của Nagelsmann như vỡ ra.
Nagelsmann nói: “Tôi muốn làm lại 5 phút cuối cùng ấy”. Một câu nói thật đơn giản nhưng người ta thấy anh đã thoáng mất liên lạc với con người trưởng thành của mình. Bởi câu nói đó chứa đầy tuyệt vọng của một đứa trẻ. Và bởi vì điều đó là không thể, vì ước muốn chẳng giúp ích được gì cho hiện thực, bởi vì trong 5 phút đó anh trở nên quá nhỏ bé và bất lực còn đối thủ thì lại trở nên quá mạnh mẽ và to lớn, Nagelsmann phải khóc.
Bi kịch của bóng đá là bi kịch của cuộc đời khi nó hiện diện trước mắt một đứa trẻ. Điều này được thể hiện rõ trong 1 tháng qua ở EURO, hay trong tất cả những giải đấu bóng đá khác. Cùng với những bàn thắng, bóng đá luôn đem lại nước mắt. Nghĩ về lịch sử và tính thuần tuý của nó, bóng đá rõ ràng là môn thể thao truyền thống khởi điểm dành cho nam giới. Vậy mà họ đua nhau khóc ở đây.
Roman Yaremchuk của Ukraine đã khóc trong góc cổ động viên sau khi ghi bàn nâng tỷ số lên 2-1 trước Slovakia, một bàn thắng cho một quốc gia đang bị chiến sự tàn phá.
Cầu thủ người Hà Lan Joey Veerman đã khóc trên băng ghế dự bị ở trận gặp Áo sau khi để mất bóng hết lần này đến lần khác và bị thay ra chỉ sau 34 phút đầu. Riccardo Calafiori của Italia nằm khóc trên sân sau khi nhận ra mình sẽ vắng mặt ở vòng 16 đội vì thẻ vàng.
Manuel Akanji của Thụy Sĩ đã rơi nước mắt khi anh đá hỏng quả phạt đền, đồng nghĩa với việc bị loại khỏi trận tứ kết trước Anh, và hết người Anh này đến người Anh khác đã tiến đến an ủi anh.
Pepe của Bồ Đào Nha, cầu thủ lớn tuổi nhất EURO, cũng nói lời chia tay trong nước mắt sau loạt sút luân lưu và nổi tiếng Cristiano Ronaldo. Và chính bản thân Ronaldo cũng đã khóc nức nở sau khi đá hỏng quả phạt đền ở trận đấu trước đó.
Và sau đó là một hình ảnh đáng nhớ, cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử Croatia, nhận giải “Cầu thủ xuất sắc nhất trận” sau khi Croatia bị Italia loại ở phút bù giờ thứ 8. Hình ảnh buồn nhất của giải đấu.
Nhà tâm lý học Bjorn Sufke coi bóng đá là lối thoát để nam giới bộc lộ những cảm xúc mà lẽ ra không được phép bộc lộ. Nhiều đàn ông không chỉ gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc của mình mà “họ còn có vấn đề sâu sắc hơn nhiều là nhận ra cảm xúc của mình”.
Phải chăng bóng đá có sức mạnh rèn luyện nhận thức này? Bởi vì sự lên xuống của hưng phấn và tức giận, niềm tự hào và sự xấu hổ làm rung chuyển những người cứng rắn nhất?
Sufke khẳng định: “Biên độ cảm xúc đáng kinh ngạc của bóng đá là cơ hội cho nam giới”. Ít nhất họ cũng cảm nhận được cảm xúc, rất trực tiếp và không phức tạp. “Mặc dù tất nhiên sẽ tốt hơn nếu sau đấy họ có thể nói chuyện với ai đó về những cảm xúc này”.
Sufke nói tiếp: “Đàn ông không chỉ khóc trong bóng đá khi đội của họ thua. Không đơn giản như vậy đâu. Họ kêu lên vì xúc động, ngay cả khi chính họ không phải lúc nào cũng biết chính xác điều gì đang khiến họ xúc động”.
Ông cũng cho biết: “Nước mắt trong bóng đá thường kéo dài hơn 90 phút. Đó là về những ký ức mang tính cá nhân cao nhưng lại gắn liền với bóng đá”. Vì nam giới thường dành nhiều thời gian cho bóng đá hơn phụ nữ nên khả năng họ có những ký ức như vậy cũng lớn hơn nhiều. Bóng đá cứ như thể một chuyến tàu cảm xúc chở họ về quá khứ.
Mặc dù bóng đá chuyên nghiệp hiện nay là một môn thể thao tiên tiến hơn với sự can thiệp của công nghệ như VAR, nhưng nó sẽ chẳng có được ngày hôm nay nếu đã không trải qua một lịch sử nhiều hoài cảm. Tình cảm được khắc ghi trong môn thể thao này, với những cảm xúc của tập thể, cảm xúc riêng tư và những kỷ niệm độc bản của cầu thủ.