Tây Ban Nha trước lời nguyền đáng sợ

123b – Ở EURO 2024, Tây Ban Nha đã xuất sắc loại bỏ hàng loạt đối thủ sừng sỏ như Croatia, Italia, Đức hay Pháp. Mặc dù vậy, họ vẫn khiến những người theo chủ nghĩa “tâm linh” cảm thấy bất an. Lý do là bởi Tây Ban Nha đang phải đối mặt với lời nguyền đáng sợ có thể khiến họ gục ngã ngay trước thiên đường.

Kể từ khi EURO bắt đầu tăng quy mô (lên 16 đội dự vòng chung kết) vào năm 1996 tới nay, giải đấu này luôn tồn tại quy luật bất thành văn là chưa có đội nào rơi vào bảng “tử thần” sau đó lên ngôi vô địch.

Vốn là trung tâm của làng bóng đá thế giới, châu Âu đương nhiên phải quy tụ vô số anh tài. Vậy nên không có gì khó hiểu khi ở mỗi vòng chung kết EURO trong vòng gần 3 thập kỷ trở lại đây, bao giờ cũng có bảng đấu khắc nghiệt hơn hẳn so với phần còn lại.

Trên lý thuyết, đã gọi là bảng “tử thần” thì phần lớn các đội tham gia đều phải rất mạnh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa sức mạnh của họ sau đó được cụ thể hóa bằng chức vô địch EURO. 

Thực tế thì các “cao thủ” sau khi vượt qua bảng đấu khó khăn cuối cùng lại không có được kết cục viên mãn. Xét về mặt khoa học, rất có thể việc phải tiêu tốn quá nhiều năng lượng ở vòng bảng khiến cho “kẻ sống sót” bị đuối sức khi bước vào giai đoạn quan trọng. Ngoài ra, họ cũng chẳng thể giấu bài trước vòng knock-out, do vừa vào vòng bảng EURO đã phải chạm trán những đối thủ đáng gờm.

Nếu không bung hết sức, tất cả đều có nguy cơ bị loại sớm nên dù có muốn hay không thì cũng họ phải phô diễn hết khả năng. Hệ quả kéo theo là dù được đánh giá cao, rút cục cơ hội đăng quang của những anh tài không may rơi vào bảng “tử thần” lại không lớn bằng các đội còn lại.

Tây Ban Nha chơi rất ấn tượng ở EURO 2024

Chung quy lại thì “thần chết” thật ra không buông tha cho ai. Với các đội rơi vào bảng “tử thần” mà sống sót, họ đơn giản chỉ không bị loại sớm, chứ thất bại ở giai đoạn knock-out vẫn là điều khó tránh khỏi.

Để thấy rõ hơn quy luật nghiệt ngã đủ khiến người Tây Ban Nha phải run sợ, chúng ta hãy cùng lật lại lịch sử các kỳ EURO từ năm 1996 tới nay. Còn nhớ tại giải đấu diễn ra trên đất Anh cách đây 28 năm, bảng A được đánh giá là khó khăn nhất khi quy tụ Pháp, Tây Ban Nha, Romania và Bulgaria. Nếu như Pháp và Tây Ban Nha khi ấy đều đã vô địch châu Âu, thì Romania và Bulgaria mới vào đến tứ kết World Cup 1994. Kết thúc vòng bảng, Pháp và Tây Ban Nha đi tiếp, nhưng Đức mới là đội vô địch.

4 năm sau, bảng A tại EURO 2000 xứng đáng là “tử thần” với sự góp mặt của Bồ Đào Nha, Đức, Anh và Romania. Đây là giải đấu mà Đức và Anh đã gây thất vọng khi không qua nổi vòng bảng. Về phần mình, Bồ Đào Nha sau khi thu về 9 điểm trọn vẹn lại để thua ngược Pháp 1-2 ở bán kết.

Bồ Đào Nha thua Pháp 1-2 ở bán kết EURO 2000

Đến EURO 2004, Pháp rơi vào bảng B vô cùng khó khăn với sự hiện diện của Anh, Croatia và Thụy Sỹ. Tuy khép lại vòng bảng ở vị trí thứ nhất, đội bóng của cựu danh thủ Zinedine Zidane lại để thua “hiện tượng” Hy Lạp 0-1 ngay ở tứ kết. Không chỉ đánh bại đội bóng áo lam, Hy Lạp sau đó còn đoạt luôn chức vô địch.

Ở EURO 2008, Pháp lại phải chiến đấu với Hà Lan, Italia và Romania ở bảng C “tử thần”. Họ bị loại sớm khi chỉ thu về 1 điểm. Trong khi đó, Hà Lan tưởng như sẽ tiến xa khi đè bẹp cả Italia (3-0), Pháp (4-1) và Romania (2-0) lại bất ngờ thua Nga tới 1-3 ở tứ kết.

Hà Lan quả là đen đủi bởi đến EURO 2012, họ tiếp tục rơi vào bảng B “tử thần” cùng với Đức, Bồ Đào Nha và Đan Mạch. Kết thúc vòng bảng, Oranje không giành nổi điểm nào. Ở chiều ngược lại, Đức toàn thắng tại vòng bảng, nhưng họ cũng chỉ vào đến bán kết trước khi thất thủ 1-2 dưới tay Italia.

Ở EURO 2016, đến lượt Italia, Bỉ, CH Ireland và Thụy Điển cùng nhau tạo thành bảng đấu cam go nhất (E). Italia và Bỉ sau đó dừng bước ở tứ kết, còn đội giành chiến thắng cuối cùng là Bồ Đào Nha.

Đến kỳ EURO gần nhất, bảng F “tử thần” gọi tên Đức, Pháp, Bồ Đào Nha và Hungary, trong khi Italia là đội vô địch. Căn cứ vào những dẫn chứng nói trên, việc , Croatia và Albania ở vòng bảng năm nay có thể là điềm báo khiến họ phải e ngại.

Tắt [X]
123B